LAI RAI …MỘT CHAI TẢN MẠN
Gửi
bác Lại,
Qua thư đi thư lại, em
thấy phục bác ở tài viết lách. Viết rất nhanh, ngồn ngộn chất liệu
cuộc sống, đầy tính nhân văn, mượt mà như một nhà văn thực thụ. Em
không biết bác “xa quê” bao giờ mà tiếng Việt còn“nhuyễn” như vậy.
Qua bài thơ Sáu Mươi Ba em cũng nhận được vài góp ý cả ở Mail
lẫn FB. Thôi thì tản mạn vài ý trao đổi.
Thật đáng khâm phục với
tinh thần của ông cụ 91 tuổi. Chắc chắn ông sẽ là tấm gương sáng của
những người trẻ tuổi hơn ông. Tuy nhiên ở đâu cũng có những hoàn cảnh đặc
thù riêng của nó. Ở VN tuổi về hưu của nam là 60 và nữ là
55. Nghe nói bên Mỹ là 65 và 60 thì phải. Tùy từng hoàn cảnh, người ta vẫn
có thể phải (được) kéo dài tuổi lao động hơn một chút, tuy nhiên hiệu
quả công việc chắc sẽ giảm đi. Thực ra khi lớn tuổi, nếu vẫn giữ
được tinh thần tỉnh táo và sống thuận theo trời đất thì người ta vẫn thấy được
ý nghĩa của cuộc sống và sống hạnh phúc, tuổi lao động ngoài xã hội dài
hay ngắn chỉ mang tính tương đối.
Người ta cũng giống như đời
của một cây ăn trái (cây xoài, cây mít chẳng hạn). Nó sẽ cho trái
khoảng 30 năm đầu đời (ước tính), sau đó không cho trái nữa mà
chỉ cho bóng mát hoặc để nuôi dưỡng những kýức xa xưa. Sau cùng
nó ngã xuống làm gỗ trang điểm cho đời. Đời người cũng
tương tự như vậy, mỗi giai đoạn có một hình thức đóng góp
phù hợp và có ý nghĩa riêng.
Ông cụ mà bác đề cập
trên có thể làm việc hiệu quả đến 100 tuổi thì có thể đạt đến level
siêu nhân rồi, em càng khâm phục bội phần. Tuy nhiên dù khâm phục em vẫn
thấy tội nghiệp thế nào. Cụ bây giờ đã ởgiai đoạn tỏa
bóng mát cho đời con cháu, sắp đến thời góp gỗ cho đời mà
lại cứ phải ép mình tiếp tục sinh hoa trái. Có nên không ?.
Có bạn góp ý nói bài thơ có
phần bi quan. Thực ra hai đoạn cuối của bài thơ cũng chỉ muốn
nói lên một điều. Đời mỗi người như một dòng sông. Cứ tưởng
phát tích của sông là từ những suối nguồn trong rừng sâu nước thẳm. Thực
ra cội nguồn sâu xa của sông là biển vì chính biển mang hơi nước vào trong đất
liền, tạo ra mưa rồi tích tụ thành sông. Cũng chính vì biển là cội nguồn
của sông nên sông dù có đi đâu, chảy ngang chảy dọc thì rồi nó cũng
sẽ tìm về với biển, không thể khác được. Viết tới đây
em chợt nhớ tới ca từ trong một bài hát của NS Trịnh Công Sơn : “Trong
khi ta về lại nhớ ta đi…”. Đúng vậy, dòng
sông không điđâu cả mà nó chỉ tìm về với cội
nguồn của nó thôi. Con người cũng vậy, dù làm đủ mọi chuyện trong
cuộc đời, tiếng gọi thầm kín, sâu xa nhất cũng là mời gọi chúng ta tìm về với Đấng đã
tạo nên mình là Thiên Chúa thôi, và cũng chỉ khi đó con người mới được
gọi là thảnh thơi cuộc đời. Ý nghĩa đó lớn hơn việc người ta làm được
nhiều hay ít trong cuộc đời. Thậm chí là ý nghĩa của mọi ý nghĩa.
Nhân dịp rảnh rỗi đầu
năm mới, viết vài dòng gọi là “Lai rai …một chai tản mạn” tán
gẫu cho vui.
Chúc bác năm mới hạnh
phúc, gặp nhiều điều thận lợi và tiếp tục phun châu thả ngọc cho anh
em nhờ.
Thân – PVĐài.
Lai rai
... một chai tản mạn
Bạn Đài và các bạn thân mến,
Cám ơn bạn Đài
về những lời khen..."Lai Rai Quá Chén".
Tôi đoán
chừng anh Đài, ngoài nhóm bạn bè con cháu Thánh Quý, thìcòn nhóm Nhà Văn
này (chắc còn trẻ lắm?) để giao lưu văn hóa với
nhau. Vui quá.
Theo tôi suy
nghĩ, thì thời buổi này, ở Việt Nam hay ở Mỹ cũng
không khác nhau nhiều lắm. Thí dụ bạn cùng lơp tôi nơi quê ngoại,
với tổng số16 người, thì cũng chỉ lai rai vài ba bốn anh là còn
"siêng năng" với cái computer thôi. Vì vậy khi thấy những
anh em bên Quê Nhà siêng năng với trò chơi này, tôi thích
lắm. Vì như đã có lần tôi tâm sự về ích
lợi cảthể chất lẫn tinh thần của việc chơi "giao lưu" qua email,
FB...đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia tâm lý xã hội. Chơi
cho vui, cho khoẻ,chuyển cho nhau những suy nghĩ, những cảm nhận rất thực,
rất thật trong cuộc sống của mỗi người, không màu mè, không "hoành
tráng"! Chơi để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuổi
thọ là do Ơn Trên ban cho chúng ta. Chất lượng cuộc sống,
làm cho nó ý nghĩa hơn, theo tôi, là sựhợp tác giữa chúng ta và Ơn
Trên. Vì thế tôi tâm sự với anh em lànhững tâm sự, chứ chẳng
phải viết văn hay "Dzăng Dziếc" (Văn Viếc) gìđâu, thưa cụ trẻ Phạm Đài
((=:
Còn
cái trạng thái "chưa chịu về vườn" thì tôi cho rằng đang
hấp dẫn nhiều người ở mọi nơi, qua mọi thể thức bày tỏ. Thí dụ cụ thi
sĩ PhạmĐài khi mô tả mình già ở tuổi 63 với niềm
vui bên các cháu, hay quên cái này cái kia...Nhưng chữ nghĩa, câu cú, âm
vận của bài thơ cụ còn bắn rađì đùng, chan chát như vậy,
thì e rằng cụ đang...đùa vui với độc giả ở cái tuổi đang
xuân 63?
Mới vừa qua,
thấy trên FB của Đài về vùng Cái Sắn. Bạn có xuất xứ gì từCái
Sắn không? Kênh nào? Đọc văn thơ của Đài tôi vẫn
nghi có chất"Rau Muống" bên trong! Vì có một số kiểu
cách mà đồng bằng sôngCửu Long không cung cấp loại...phù sa đó! Chẳng
biết lần này đoánđúng hay sai?
Lâu lâu anh em
mình tán dóc với nhau vui lắm, nhưng vì đang "Cày" nên tạm ngưng
bút. Hẹn lúc khác.
Chúc sức khoẻ,
dẻo dai, để hù người khác về cái già 63 của mình!
Không ai sợ đâu!!!!
Năm Mới An Lành
NKL