GÓC LỚP 67
Có những mẩu chuyện “bây giờ mới
kể”, xin ghi lại như một sự chia sẻ mối thiện hảo anh em lớp mình. Vâng, đây là
là góc lớp 67
Chuyện kể một
Khi còn sinh sống ở quê, mình hay
có dịp lên Sài gòn và thường ghé thăm vợ chồng Nhàn. Hình như vào tháng Ba năm
1977 có việc lên Sai gòn, đi xem miếng đất có người nhà mách bảo, cũng phải ghé Nhàn thôi. Hắn cho hay là cha sở
Ngan Rô mới lên, ngài đi chữa bệnh. Sáng mai hẹn nhau ghé thăm ngài tại nhà hưu
dưỡng các cha Thái Bình ở Thị Nghè
Vợ chồng Nhàn mới tậu được một
căn nhà nhỏ, gác gỗ xinh xinh trong một
con hẻm đường Bùi Đình Túy, Bà Chiểu. Quả là dịp may, trưa hôm đó, vợ chồng
Nhàn có nhã ý mời cha Giuse ghé thăm, làm phép nhà và dùng bữa cơm gia đình.
Bữa cơm rất đơn sơ dản dị, chẳng có ai cả vì lúc đó anh em còn biết nhau ít
lắm. Nhưng đây đã là một điểm nhấn khởi đầu cho những gặp gỡ sau này
Chuyện
kể hai
Năm 2012 cha sở Cờ Đỏ có lên Sài
gòn vì công vụ. Hai lần ngài đều đến gia đình “Bê ta nia” của ngài làm chỗ dừng
chân : Bá ở Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Từ cái trạm dừng nghỉ này, ngài phát
đi tín hiệu muốn gặp mặt anh em
Sáng của cái ngày hôm đó, Bas tô
báo tin cho mình và nhờ báo tin vui cho anh em khác nữa. tin vui thế này :
Chiều nay lúc 17 giờ gặp nhau tại nhà Bá, có cha Tuân. Chúa ơi ! Tin báo được
loan nhanh như một thần dược. Anh em qui tụ đủ cả, chỉ trừ anh em ở xa không
đến được . Nào Thùy, nào Thiều, rồi Đài, Đệ, Huấn, dĩ nhiên phải có Nhàn. Thật
vui và phấn khởi vì lâu ngày gặp lại những người anh em đáng quí
Phải vỗ tay hoan hô cha Giuse vì
ngài đã biết chọn cách để tiếp cận anh em của mình. Thay vì né “trạm”, ngài đã
đến trạm làm điểm dừng để kết nối anh em. Chia sẻ và nối kết là hai nét đặc
trưng của người làm nhiệm vụ truyền thông xã hội, phải không cha Giuse ?
Ngày 30 tháng 6 tới đây sẽ là
ngày tạ ơn 20 năm linh mục của cha, anh em lớp Giuse 67 xin hợp ý với cha Giuse
trong tâm tình tạ ơn và xin ơn, để
cùng với cha cất cao lời ca : “Tình Chúa
yêu tôi. Ôi tình Chúa tuyệt vời. Nhân sinh bao la (a á a), ôi nhân sinh mặn mà”
(Hải Linh)
Còn
một chuyện kể nữa – có lẽ cũng
nên kể lại vì nhận thấy rằng đâu đó cũng
là lẽ chung của con người. Nhưng cái làm nên lịch sử của đương sự chính
là ơn thánh đi vào sự kiên định của người ấy. Vậy xin kể
Vào những năm 1980s, Nhàn và mình
đang sống tạm trú tại Sài gòn, vẫn còn độc thân vui tính. Chuyện là thế này,
thầy xứ An tôn thuộc giáo xứ Chợ Mới, An Giang lâm bệnh phải lên Sài gòn điều
trị (Hình như là năm 1984 thì phải). Nhàn quen biết rộng, nhờ đó thầy An tôn
được nhập viện mau chóng, lại được nằm điều trị tại khu vực VIP (Very important
person)
Bỗng đâu phòng VIP xuất hiện
chàng trai ngoài 30 tuổi, trẻ đẹp, lịch lãm, khéo bắt chuyện với người chung
quanh. Vẻ đẹp của một tâm hồn làm lay động một tâm hồn
Sao vậy ? Vì người có nhiệm vụ
trực khu vực VIP này là một nữ y sĩ tuổi độ 30, tên là H. Qua công việc phục vụ
bệnh nhân, đã cảm thấy quí mến anh chàng bệnh nhân của mình. Ôi ! sao giống như
một pho cổ tích vậy. Công chúa Rừng Xanh thức giấc, chợt thấy hoàng tử
trong mộng. Hàng tuần, có đến 3,4 chiều,
hai anh em đều ghé thăm thầy An tôn và cũng
có dịp trò chuyện với vị ân nhân, nên cũng hiểu qua sự tình
Xuất viện, trước khi trở về với
xứ tục, cả ba cùng đến nhà vị y sĩ để
ngỏ lời cám ơn và giã từ. Cảm kích trước vẻ đẹp của bức tranh thủy mạc, đượm
chất thi thơ, dã sử, Nhàn Huyền đã phóng tác một khúc thi ca, hắn đã ôm cây đàn
guitar hát tặng lúc giã từ. Nay xin tặng cha An tôn câu thơ cùn, nghe cũng tạm ổn :
Nghe đâu một chút tơ lòng
Lâng lâng nhẹ vương vấn
Chúa ơi !
Tuổi xuân con đã nguyện
Theo Ngài con vững bước
Chẳng dừng lại bên đường
Chuyện
sau đây xin gởi tặng Mic Quang
Chuyện kể rằng một ngày của năm
2012, Quang đọc trên mạng thấy mẩu tin của cha Giuse : Cha An tôn đang nằm cấp
cứu ở bệnh viện trên Sai gòn. Được tin, hắn gọi ngay xuống cho Nhàn với giọng
hối hả : Đã hay gì chưa ? Cha An tôn đang nằm cấp cứu đấy. Rồi hắn giục mau đi
thăm kẻo “ổng” chết thì sao ! Một tình cảm bộc phát rất tự nhiên, rất chân
thành và rất ư là đẹp. Thế mới hay, xa mặt đâu dễ gì cách lòng
Anh em như thể chân tay
Đau đâu cũng là đau chung
Sướng đâu cũng là sướng vui
một nhà
Phải không Mic Quang
Chiều hôm đó, cuộc thăm viếng “ủy
lạo” đã được thực hiện với những khuôn mặt cần và đủ
Những mẩu chuyện vừa kể mang nặng
tính cá nhân. Góc nhìn vì thế còn rất hạn chế. Xin ghi lại vì nghĩ rằng có nếp
có tẻ cuộc vui mới tràn đầy.
Viết xong ngày 24/5/2014
Trần Quốc Đệ (đã ký)
Phạm văn Đài (thư ký đánh máy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét